Phương pháp vệ sinh thảm chùi chân - Công ty vệ sinh công nghiệp A2Z
Khác với thảm sàn, thảm chùi chân là nơi dơ nhất bởi chính tên gọi của nó cũng đã nói lên chức năng chính của nó. Vì thế, thảm chùi chân được vệ sinh hằng tháng nhằm giúp cho môi trường làm việc của nhân viên được sạch sẽ. Bên cạnh đó, việc vệ sinh thảm chùi chân đúng cách còn giúp cho tuổi thọ của thảm bền lâu, tránh phát sinh thêm chi phí mua mới.
>>> Tham khảo thêm: Báo giá giặt thảm văn phòng tại tphcm
Thông thường, thảm chùi chân thường được đặt ở vị trí ngay cửa ra vào như cửa chính, nhà tắm, nhà bếp, những nơi từ chỗ dơ để bước vào chỗ sạch. Thảm chùi chân không có tác dụng khử khuẩn hay làm sạch hoàn toàn, chỉ giữ lại phần nào lượng chất bẩn vào nhà. Nhiều người lười dọn vệ sinh thảm nên để cho tình trạng hết sức dơ bẩn, vết dơ này chồng chất lên vết dơ kia càng làm cho nhà cửa thêm dơ bẩn mà không hay biết.
Thảm thường làm vải dày để thấm nước dễ, tuy nhiên, chính mặt lợi này cũng chính là mặt hại, khiến thảm bị ẩm mốc và chứa nhiều vi khuẩn. Các nghiên cứu uy tín chỉ ra rằng, nếu không giặt định kỳ và tiếp tục để ẩm mốc, thảm có thể dơ gấp 4000 lần toalet. Đơn giản, những gì không nhìn thấy mới là những thứ đáng sợ nhất, chứ không phải những gì chúng ta thấy dơ bẩn là đỡ dơ hơn những gì không thấy.
Chúng tôi không hề nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh thảm chùi chân, nhưng sự thật là vi khuẩn từ thảm có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm, kích ứng da hay hen suyễn. Đặc biệt là vào mùa mưa, nước mưa theo chân của con người mang vi khuẩn vào và tích tụ lại trong thảm. Lâu ngày không vệ sinh dẫn đến thảm bị bẩn nặng, nếu để ý mở bên dưới thảm lên sẽ thấy rất rõ bao nhiêu bụi bặm vướng lại bên dưới. Vì thế, việc vệ sinh thảm chùi chân là vô cùng cần thiết, vừa giữ cho nhà sạch đẹp, sang trọng, vừa bảo vệ sức khỏe.
PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH THẢM CHÙI CHÂN