Mục lục nội dung:
BẢNG GIÁ KIỂM SOÁT MUỖI - DIỆT MUỖI
Loại dịch vụ | Đơn giá | Đơn vị tính |
---|---|---|
Kiểm soát ruồi, muỗi | 680,000 VNĐ | Lần |
Kiểm soát kiến, gián | 820,000 VNĐ | Lần |
Xử lý và bắt chuột sống | 1,480,000 VNĐ | Trọn gói |
Xử lý chuột chết | 820,000 VNĐ | Lần |
Phun xịt xử lý mối | 1,200,000 VNĐ | Lần |
Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm 10% VAT và phụ thu cho các khu vực ngoại thành.
►A2Z Pest Control sử dụng hóa chất an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của con người, có chứng nhận của bộ y tế. Hóa chất kiểm soát muỗi, diệt muỗi bao gồm: Aqua Resigen, Pekaper 50EC, Sumithrin 10 SEC, Permetrhin UK 50EC. Bên cạnh đó, tùy vào khu vực, tình trạng muỗi mà chúng tôi áp dụng các cách thức phun xịt khác nhau.
- Phun khói: áp dụng cho khu vực công cộng, bên ngoài.
- Phun tồn lưu: áp dụng cho khu vực bên trong. Sử dụng thuốc có tính chất nhủ tương, phun vào vách tường, ngóc ngách. Khi muỗi bay mỏi cánh, sẽ đậu lại 1 điểm và bị thuốc tồn lưu tại chỗ triệt hạ. Chúng không chết ngay lập tức mà bị "say thuốc", chết từ từ do bị tê liệt dây thần kinh đốt sống.
- Phun sương ULV: áp dụng cho khu vực bên trong. Sử dụng thuốc có tính nhủ dầu, muỗi sẽ chết nhanh hơn so với phun tồn lưu. Tuy nhiên, thời gian lưu lại của thuốc ngắn, có tác dụng diệt muỗi trong thời gian ngắn hơn so với phương pháp tồn lưu.
►Thực tế, đối với khu vực bên trong, A2Z luân phiên sử dụng các phương pháp phun, hóa chất khác nhau để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc phun xịt. Ngoài phun thuốc xịt côn trùng, chúng tôi còn sử dụng các biện pháp khác như đèn bắt côn trùng và lưới chống muỗi. Côn trùng bay như ruồi, muỗi thích nơi có ánh sáng và ấm áp. Đèn bắt côn trùng đánh lừa muỗi bay vào và dính vào các miếng keo đèn đi kèm theo đèn.
Dịch vụ kiểm soát muỗi, diệt muỗi - Phương pháp phun khói- Công ty kiểm soát côn trùng A2Z
Dịch vụ kiểm soát muỗi, diệt muỗi - Phương pháp phun sương ULV- Công ty kiểm soát côn trùng A2Z
►Hóa chất phun xịt côn trùng bay tuy không gây hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên mùi hóa chất không phải lúc nào cũng dễ chịu với nhiều người. Thấu hiểu được vấn đề này, chúng tôi có bộ phận điều hành sắp xếp lịch giúp cho ngày dịch vụ không bị trùng vào giờ làm việc của khách hàng. Thông thường, chúng tôi sẽ sắp dịch vụ vào thứ 7, chủ nhật, hoặc vào ban đêm, khi tất cả nhân viên của khách hàng đã ra về, để đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc của nhân viên. Chúng tôi thường dặn dò rất kỹ khách hàng của mình trước khi bắt đầu dịch vụ, phải che đậy thức ăn, đồ uống cũng như giấy tờ làm việc để thuốc phun xịt hạn chế bị bám lại.
BIỆN PHÁP DIỆT MUỖI
►Không có biện pháp diệt côn trùng nào hiệu quả nếu không đi kèm với biện pháp phòng ngừa côn trùng. Bên cạnh việc giữ cho môi trường sống sạch sẽ, hạn chế nước tù đọng, cũng như san lắp các hố, cống, rãnh, phát quang bụi rậm, dọn dẹp rác thải tồn ứ, chúng ta cần bảo vệ chính bản thân mình bằng việc mặc đồ kín và ngủ giăng màn.
►Cụ thể, chúng ta cần:
- Thay những vật dụng tù đọng nước ít nhất một lần/tuần
- Dọn dẹp rác xung quanh những khu vực tồn đọng nước
- Nếu phải ngủ ngoài trời (dã ngoại, picnic) hoặc ở những nơi có mật độ muỗi nhiều, nên ngủ trong mùng, màn
- Làm lưới chống muỗi cho cửa, cửa sổ
- Hạn chế ra ngoài vào ban đêm
- Sử dụng thuốc chống muỗi có hoạt chất DEET ở những nơi da không được che chắn. DEET không giết được muỗi, chỉ đánh lạc hướng và xua chúng đến những nơi khác để tìm thức ăn
ĐẶC ĐIỂM LOÀI MUỖI
►Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong đầm lầy, ao hồ và vũng nước đọng. Muỗi mang lại rất nhiều mầm bệnh cho con người, nguy hiểm chết người nhất đó chính là bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Tính từ đầu năm 2019 đến những ngày gần đây, toàn thành phố có 6.067 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ kiểm soát muỗi - Đặc điểm của loài muỗi- Công ty kiểm soát côn trùng A2Z
►Muỗi có họ hàng thân thiết với ruồi nhà và ruồi giấm. Chúng đều là côn trùng bay, thân có hai cánh rõ ràng. Muỗi còn được biết đến với tên "côn trùng mùa hè" vì đây là thời điểm nóng, ẩm, thích hợp cho mùa sinh sản của chúng. Thời gian chuyển từ bọ gậy (lăng quăng) thành muỗi trưởng thành là từ 10 đến 14 ngày.
►Muỗi hoạt động nhiều về đêm và có thể bay đến 14 dặm để tìm thức ăn. Chúng đánh hơi người bằng cách đánh hơi thân nhiệt của con người và khí CO2 mà chúng ta thở ra.
►Muỗi sinh sản trong đất mềm, ẩm hoặc ở những nơi nước bị tù đọng, đặc biệt sau mùa mưa, những vật dụng như vỏ xe, lon, chai, bịch nylon bị ứ nước, trở thành nơi sinh sản lý tưởng của muỗi. Có một sự thật gây sốc: muỗi là loài động vật nguy hiểm nhất thế giới. Muỗi mang đến các bệnh nghiệm trọng thường gặp như sốt rét, sốt xuất huyết...gây nguy hiểm đến sinh mạng của loài người. Mỗi năm, muỗi đã làm chết hàng trăm ngàn người, những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất là trẻ em, phụ nữ đang mang thai.
►Có một điều thú vị là chúng ta thường nói "bị muỗi CẮN", nhưng sự thật thì...không phải như thế. Trong thực tế, muỗi không hề cắn chúng ta! Muỗi cái ĂN mật hoa và máu. Muỗi cần protein trong máu và mật hoa để đủ chất dinh dưỡng và sinh sản. Để lấy được máu, muỗi dùng vòi của mình đâm thủng da của người và hút máu lên. Thế còn muỗi đực? Muỗi đực chỉ ăn mật hoa và không hút máu người.
►Vậy muỗi hút máu chúng ta như thế nào? Vòi của chúng có đến tận 6 cây kim, trong đó có hai cây có răng cưa giúp đâm thủng vào da của con người. Những răng cưa này bén đến nỗi, muỗi không cần phải tốn quá nhiều sức. Một cây kim lớn và dài giúp muỗi dò tìm mạch máu và hút máu lên. Khi hút xong, muỗi sẽ tách nước ra khỏi máu, giúp chúng "nhẹ" bụng, dành chỗ cho những chất dinh dưỡng, cái nào không cần chúng sẽ bỏ lại trên da chúng ta, cụ thể ở đây là nước. Trong quá trình hút máu lên, do sợ máu sẽ bị đông lại, muỗi tiết ra chất chống đông, thế nên con người hay bị ngứa ngay những chỗ muỗi vừa hút máu.
►Trước khi rời khỏi, muỗi còn để lại món quà tặng khủng khiếp cho chúng ta: virus hay kí sinh trùng có thể làm ta mắc bệnh hoặc có thể gây chết người. Muỗi không hề có ý định xấu xa như thế, nhưng các con virus và ký sinh trùng chỉ "đi nhờ" muỗi mà đi vào máu của chúng ta thông qua quá trình hút máu của loài muỗi.